PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VŨ
Video hướng dẫn Đăng nhập

Vài nét về tình hình trường cấp 2 Cẩm Vũ buổi đầu thành lập

 

Hiệu trưởng: Phạm Minh Thân 20-4-1939

Công tác tại Cẩm vũ từ tháng 7 -1967 -> 8 1969

Vài nét chính trong thời gian thầy Thân được cử về làm hiệu trưởng trường cấp 2 Cẩm Vũ

  1. Địa phương

- Bí thư Đảng ủy xã: Nguyễn Văn Úy

- Chủ tịch UBND xã: Nguyễn Thị Mão

- UV phụ trách văn hóa giáo dục: Bà Định

- Chủ nhiệm 3 thôn

2. Phòng giáo dục

Trưởng phòng : ông Lê Cương

Phó phòng: Vũ Thị Ái

Tổ chức: Trịnh văn Nghệ

Kiểm tra: Lê Mạnh Thiệp

3. Tình hình chung về kinh tế chính trị, xã hội địa phương

 - Giai đoạn 1966-1967 xã Cẩm Vũ là 1 xã trung bình yếu. Tình hình kinh tế của 3 thôn có nhiều chênh lệch. 3 thôn có 3 hợp tác xã, nhân dân sống chủ yếu bằng độc canh cây lúa với kĩ thuật canh tác lạc hậu nhiều hộ đói nghèo.

Phú Lộc khá hơn vì nhân dân có nghề phụ nấu rượu, nuôi lợn làm hàng xáo và có cơ sở thảm len

Nghĩa phú có thêm nghề trồng rau cà tăng thêm nguồn thu nhập

Hoàng Gia kinh tế kém nhất vì ruộng ít lại trũng, nhân dân phần nhiều làm thuê, đánh dậm, gáng đất

Tình hình chính trị

      - Nội bộ cán bộ đảng viên đoàn kết, nạn cờ bạc, trộm cắp hầu như không có, chỉ có tình hình nấu rượu lâu là mạnh ở Phú Lộc cơ sở vật chất đời sống văn hóa xã hội hầu như chưa có gì. Mỗi thôn chỉ có 1 nhà ngói cấp 4 để làm trụ sở họp hành, phần lớn đều nhờ vào đình, chùa đường giao thông liên xã đã có và đã được cải tạo bằng đất núi, nhưng đường liên thôn còn rất kém. từ Hoàng Gia lên Nghĩa Phú hơi mưa đã phải lội vác xe.

- 4. Sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể người dân đối với giáo dục

 Trước cái cách ruộng đất 1956 còn là xã Tuệ Tĩnh bao gồm xã Cẩm Vũ ngày nay và xã Cẩm Văn đã xây dựng được trường cấp 1. Nhân dân đã đầu tư xây dựng được 6 phòng học lợp ngói ở khu trường cấp 2 ngày nay.

Nhưng trường cấp 2 mãi đến giữa năm 1967 mới có quyết định cho xã thành lập trường cấp 2. Những năm học trước đó học sinh cấp 1 của Cẩm Vũ sau khi tốt nghiệp cấp 1 thì phải đi học nhờ ở Cẩm Văn, Cẩm Hoàng, Cẩm Định.

 Vì tình hình kinh tế của xã yếu , lại đang ở thời kì chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ. Nên đầu tháng 7 năm 1967 thầy Thân mới cầm quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường cấp 2 về gặp liên hệ với lãnh đạo xã thì sự chuẩn bị cho thành lập trường cấp 2 hầu như chưa có gì. Hiệu trưởng về nhận công tác phải gửi nhờ vào nhà dân, ăn nghỉ nhờ vào gia đình dân để tránh địch oanh tạc xã quyết định đặt địa điểm trường cấp 2 tại Hoàng Gia.

Tuy nghèo về vật chất nhưng lãnh đạo xã các hợp tác xã đều hết sức quan tâm giúp đỡ nhà trường.

Ngay ngày thứ 2 có hiệu trưởng về nhận công tác toàn bộ Đảng ủy, ủy ban, cán bộ hợp tác xã thôn Hoàng gia đã cùng hiệu trưởng đi tìm địa điểm xây dựng lán học.

Sau khi tìm và quyết định được địa điểm xây dựng lớp học (1 ở chùa, 1 ở khu xóm trại) gần nhà đồng chí Khiêm. Các hợp tác xã nông nghiệp phân bổ góp tre, rạ huy động người đến làm lán học. Đoàn thanh niên huy động lực lượng thanh niên dến đào đất đắp tường lớp học theo kiểu nửa nổi nửa chìm. tường cao 1,2m chân rộng 1,5m để tránh bom tránh bão làm đổ lán và giúp nhà trường đào giao thông hào, hầm hèo, hố cá nhân. xã phải rút một số bàn ghế cho nhà trường và một số gỗ ván, cánh cửa tạm làm bàn học cho trò bàn làm việc của thầy … nhân dân rất hồ hởi phấn khởi hết lòng giúp đỡ nhà trường, sẵn sàng giúp đỡ nhà trường cây dựng lớp học sẵn sàng nhường nhà cho giáo viên đến ở và mời giáo viên đến ăn, ở tại gia đình

          Do đó tuy cơ sở vật chất buổi ban đầu hầu như chưa có gì, chưa có giáo viên, chưa có học sinh, chưa có lớp học  và chưa có cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho việc ăn, nghỉ và làm việc của giáo viên  nhưng được sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo xã và sự tận tình của nhân dân địa phương nhất là nhân dân thôn Hoàng Gia nên chỉ sau 10-15 ngày (tức là hết tháng 7 sang đầu tháng 8/ 1967) cơ sở nhà trường cấp 2 Cẩm Vũ đã hình thành với 2 lán học, chỗ ăn nghỉ và làm việc của giáo viên nhờ vào nhà dân.

 

 

 Học sinh lớp 7 Phú Lộc, Hoàng Gia đều đến học tập trung theo tổ  và ngủ nhờ tại gia đình có em học sinh cùng học. từ 5h nhà trường đánh chuông gọi các em dậy  và tập trung tại sân đền xưa để tập thể dục. Sau đó mới về rửa mặt đánh răng và chuẩn bị tới lớp học.

+ Hoc sinh tiêu biểu

Phú Lộc: có em Viễn, em Viện, Em Quý, em Hưng (cuội)

Nghĩa Phú: Chị em em Tằng, Đấu, Quý , Nụ, Tân, Úy…

Hoàng Gia em Thẩm, Thuy

e. Phong trào thi đua của nhà trường

Chất lượng giáo viên của nhà trường khá tốt, đồng chí Thân, đồng chí Phụng, đồng chí Hưu, đồng chí Quy qua các đợt thao giảng dạy của Huyện đều đạt từ loại khá và giỏi của Huyện. Các đợt kiểm tra chuyên môn của huyện đối với nhà trường đều được huyên đánh giá khá tốt.

Đội ngũ giáo viên đoàn kết

 

 

 

g. Số lượng học sinh

- Năm học đầu tiên nhà trường được mở có 4 lớp. Tổng số học sinh có từ 180-190

+ 1 Lớp 7 số học sinh có độ 60-65 học sinh nên 1 số em ở Phú Lộc vẫn phải gửi nhờ học ở cấp 2 Cẩm Định

+ 2 Lớp 5 số học sinh cấp 1 lên cấp 2 Cẩm Vũ mới có 60 -70 em nên trường đã nhận thêm 12 em học sinh đỗ lớp 4 của Cẩm Văn sang học và nhận một số học sinh ở các nơi như thị xã Hải Dương, Hà Nội…sơ tán về

- Năm học thứ 2 1968-1969

Sang đầu năm 1968 Mỹ tạm ngừng oanh tạc miền Bắc nên xã quyết định chuyển trường cấp 2 về Nghĩa Phú là địa điểm trung tâm của xã để học sinh đi lại đỡ vất  vả.

Văn phòng nhà trường nhờ nhà cụ Thức (nhà thờ họ). Giáo viên nữ ở tập thể nhờ nhà bà Xáo cạnh đó. Một số giáo viên có gia đình riêng: đồng chí Phụng, Mai; đồng chí Quy- Thành, được bố trí ở nhờ nhà dân trong Nghĩa Phú.

  • Số lớp học có: 5 lớp + 1 lớp 7

+ 2 lớp 6

+ 2 lớp 5

có khoảng trên 200 học sinh

Năm học 1967 – 1968 có 2 lớp 6 nhưng vì có 1 số học sinh sơ tán chuyển đi nên số học sinh của 2 lớp hơi quang vì vậy nhà trường vẫn phải điều đình một số học sinh ở Phú Lộc sang học lớp 7 tại cấp 2 Cẩm Định.

Phòng học có 3:

1 nhờ ở tiền đường của đền xưa

     1 lớp là cải tạo chuồng  nuôi trâu của hợp tác xã Nghĩa phú (chỗ gần nhà bà Hời)

1 lán học mới làm tại khu xóm gần nhà ông Ngự

- Chất lượng giáo dục:

 Các năm học 1967- 1968 ; 1968-1969 tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 95% (xếp loại khá của huyện)

Đạo đức và ý thức kỉ luật của học sinh nhìn chung là tốt.

Dù ở Hoàng Gia hay Nghĩa Phú chưa có học sinh nào hỗn láo với giáo viên với nhân dân, không có học sinh bỏ trốn học, không có hiện tượng bè phái cục bộ

 Đối với học sinh cuối cấp (lớp 7) sang học kì 2 tối tối đều tập trung học theo nhóm, nhà trường tổ chức đội học sinh cờ đỏ đi kiểm tra việc học tổ, học nhóm của học sinh đều đặn. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuống kiểm tra việc học tập giúp đỡ hướng dẫn học sinh ôn tập...

Hàng năm 1968-1969 mỗi năm Cẩm Vũ có từ 20-30 học sinh hết Cấp 2 thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp.

Năm học 1968-1969 vì trường ở trung tâm xã lại sâu có khu vực đền Xưa rộng, máy bay Mỹ ngừng oanh tạc nên nhà trường đã tổ chức cho học sinh lớp 7 từ sau tết âm lịch đến ngủ  và học tập tại tập trung rtheo nhóm, tổ để nhà trường tiện theo dõi và đôn đốc giúp đỡ các em học tập.

 

 

5. Tình hình giáo dục của huyện, tỉnh trung ương

Thời gian đó phát triể mạnh về số trường lớp , số học sinh. Cẩm Vũ là xã xây dựng trường cấp 2 sau cùng của huyện Cẩm Giàng cũ. Số trường lớp phát triển, phong trào giáo dục nói chung là khá mạnh và tốt về số lượng và chất lượng nhưng khó khăn lơn nhất là kinh tế đất  nước nói chung quá nghèo nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất tối thiểu cho nhà trường như bàn ghế, bảng đen sơn đen sơn bảng, đồ dùng dạy học hết sức khó khăn và không đáp ứng được 2-3/10 yêu cầu. Chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày 1 leo thang ác liệt, trường lớp phải sơ tán vào các nơi xa đường giao thông lớn (kể cả đường liên xã) học sinh đi học rất vất vả giáo viên đời sống rất khó khăn thiếu thốn, lớp học phân tán xa lại ở vào nơi kín đáo, lán học nửa nổi nửa chìm thiếu ánh sáng lại luôn bị ẩm ướt về mùa mưa nên việc lên lớp, đổi tiết học từ lớp này đến lớp kia giáo viên phải đi lại rất vất vả và phải đi luôn sau khi hết tiết dạy mới kịp đến lớp học khác đúng giờ.

6. Tình hình giáo dục của trường cấp 2

a. Thời gian có quyết định xây dựng trường 7/ 1967

b. Địa điểm đặt trường: Thôn Hoàng Gia đến năm học 1967-1968 chuyển về Nghĩa Phú

c. Số lớp  cấp 2 được mở: 4 lớp                      + 2 lớp 5;                  + 1 lớp 6;                       + 1 lớp 7

d. Cơ sở vật chất

Phòng học là 2 lán học bằng tre lợp rạ, nơi cao thì nền đào sâu ra mặt đất 50-70cm trên đắp tường đất vây quanh, nơi thấp thì đắp đất vây quanh hoàn toàn cao 1,2m  có 2 cửa để giáo viên học sinh ra vào và phân tán ra hầm hố khi có máy bay địch đến

 

- Phòng làm việc  nhà ở của giáo viên tiện nghi tối thiểu phục vụ cho giáo viên gần như chưa có gì ngoài  1 chiếc bàn và 4 chiếc ghế của ủy ban cho mượn. Hầu hết đều nhờ vào gia đình người dân điạ phương

- Thiết bị phục vụ cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh chỉ có sách giáo khoa và 1 vài tấm bản đồ  phục vụ hco môn địa, sử.

         Về học sinh thì sách giáo khoa mới  chỉ được cấp phát và chuyển nhượng từ các trường bạn có học sinh cấp 2 Cẩm Vũ học nhờ đuược 1 số, không có học sinh nao có được 50% sách giáo khoa cần dùng. Đồ dùng dạy học của giáo viên hầu hết đều tự làm, vẽ trên bìa trên giấy rơm, bằng tre, gỗ và nặn bằng đất, trên giấy bản.

Nhưng 1 số đồ dùng phục vụ cho việc đi lại dạy của giáo viên và học sinh đó là chiếc mũ rơm để hoặc tránh mảnh bom đạn, tấm vải màu nhuộm mực khoác ngoài ngụy trang tránh lộ mục tiêu là có 100% do giáo viên và học sinh tự làm lấy.

* Đội ngũ giáo viên:

Hiệu trưởng có 1: là đồng chí Phạm Minh Thân

Hiệu phó: chưa có vì trường nhỏ có 4 lớp

Số lượng giáo viên:

Năm học 1967-1968 (năm mở đầu) có tất cả 8 giáo viên (cả hiệu trưởng)

- Khoa tự nhiên có:

Đồng chí

Phạm Minh Thân

Hiệu trưởng

Nguyễn Duy Phụng

Tổ trưởng tự nhiên

Nguyễn Công Hoan

Kiêm tổ trưởng công đoàn sau học kì I chuyển đi

Nguyễn Thị Êm

 

- Khoa xã hội có

Phạm Văn Hưu

Tổ trưởng Xã hội kiêm bí thư thanh niên

Bùi Thị Mai

 

Đào Thị Quy

 

Bùi Kim Liên

Kiêm thư kí hội đồng

Năm học 1968 – 1969 đồng chí Hưu chuyển về Cao An

Đồng chí Vũ Thị Hồng và Trần Thị Lý mới ra trường được điều về Cẩm Vũ.

Trình độ của giáo viên hầu hết là giáo viên được đào tạo 7 +2 và 7+ 3

Tinh thần trách nhiệm và ý thức công tác của gáo viên rất cao rất gắn bó với trường. Điều kiện ăn, ở  làm việc của giáo viên rất khó khăn, phải dựa vào dân nhưng một số giáo viên ở gần nhà như đồng chí Thân và đồng chí Hưu ở An Tĩnh vẫn ăn tập thể và ngủ tại nàh dân cho mượn làm việc, tinh thần và trách nhiệm công tác của giáo viên rất cao. Dù mưa hay nắng dù đường từ văn phòng tới các lán học xa đi lại khó khăn (đi bộ) lại nhiều ngày bị mưa lụt hoặc máy bay bom đạn địch đe dọa nhưng chưa có mọt gáo viên nào bỏ lớp bỏ giờ. Thậm chí đến muộn cũng ít khi sẩy ra.

 Kiến thúc cơ bản của giáo viên rất vững vàng nên chất lượng dạy kha tốt. Ý thức nghề nghiệp ý thức xây dựng nhà trường tốt nên phong trào văn nghệ của giáo viên học sinh tốt. Giáo viên còn tư duy sáng tác bài hát ca ngợi trường  và dàn dựng cả màn đồng ca có lĩnh xướng của học sinh;  

“ Hoàng Gia thân yêu

Đất Cẩm Vũ anh hùng

Mái trường xinh xinh núp dưới hàng tre xanh

Ngôi lán xinh, mầu rạ mới

Đượm bao tình của các mẹ các anh…”

- Phong trào thi đua trong trường

Học sinh cũng tốt. học sinh tuy mới được tụ về từ Cẩm Văn, Cẩm Định cà cả 1 số học sinh thị xã Hải Dương, Hà Nội sơ tán về, học sinh Cẩm Văn (12 em) sang, nhưng không sảy ra mâu thuẫn đánh nhau…

* Những cán bộ tiêu biểu trong phong trào

          Đồng chí: Phạm Minh Thân cuối năm học 1967 -1968 được tặng danh hiệu tiên tiến xuất sắc; cuối năm học 1968-1969 được công nhận chiến sĩ thi đua

         Đồng chí: Nguyễn Duy Phụng tổ trưởng tự nhiên, tổ trưởng công đoàn chăm lo tổ và chăm lo cho khối đoàn kết và động viên tinh thần công tác của giáo viên tốt nên cuối các năm học đều được công nhận là tiến tiến xuất sắc.

- Không có giáo viên nào yếu kém

  • đều tay và trình độ chuyên môn khá vững
  • Chất lượng học tập đạo đức của học sinh tốt,
  • Phong trào đoàn đội mạnh
  • Đặc biệt là phong trào lao động xây dựng trường và lao động  gây quỹ (nhận công việc chuyển gạch, đào đắp đất của xã …) của giáo viên  học sinh nhà trường tốt.
  • Danh hiệu nhà trường đạt được

+ Năm học 1967-1968 đạt :Khá

+ Năm học 1968-1969 là : Tiến tiến

Bài học kinh nghiệm về quản lý

- Lãnh đạo phải thực sự quan tâm gắn bó với nhà trường với phong trào của xã

-  Phải thực sự gương mẫu từ cách quan hệ với địa phương, vớ cấp trên với nhân dân nhất là trong việc chấp hành nội quy quy chế chuyên môn

- xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết tốt (bố trí quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động, lấy công đoàn làm chỗ dựa  để đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt” trong giáo viên

Quan tâm giúp đỡ cho đoàn thanh niên hoạt động  xây dựng mối quan hệ tốt giữa tổ chức đoàn nhà trường với đoàn địa phương để đấy phong trào thi đua “học tốt” trong học sinh quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh .

  • Lãnh đạo phải thực hiện tốt phần giảng dạy của mình. Mặt khác phải chịu đọc báo sách tham khảo .. để mở rọng hiểu biết để khi đi dự giờ, thăm lớp kiểm tra chuyên môn của các giáo viên “trái ban” cũng không thể bị  họ “bắt nạy” góp ý nhắc nhở của mình mới có hiệu lực.

- Phải xây dựng được kế hoạch cho quý, tháng, tuần cho sát với phân công của trên sát với thực tế địa phương. Cuối tuần, cuối tháng, cuối học kì kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch đó, từ đó đề cao phương hướng biện pháp chỉ đạo phối hợp. Tránh việc “đánh trống bỏ rùi”, tránh phô truwng hình thức kiểu “kuwar rơm”. Từ việc nhỏ đến việc lớn đã đề ra phải kiên quyết thực hiện trừ những trường hợp sảy ra “bất khả kháng”

- Lãnh đạo nhà trường ngoài việc tranh thủ sựu lãnh đạo của Đảng, chính quyền điạ phương, cũng rất nên chan hòa với quần chúng, đi đâu cũng tranh thủ sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng, bảo vệ nhà trường và giáo dục học sinh

Đặc biệt lãnh đạo phải có thái độ kiên quyết với hiện tượng giáo viên lợi dụng học sinh vì từ đó sẽ dẫn tới việc đánh giá học sinh không công bằng hoặc trù úm học sinh làm mất lòng tôn trọng của học sinh đối với thầy, giảm lòng tin của lãnh đạo và nhân dân đối với nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

Họ tên: Lê Văn Duật

Hiệu trưởng trường THCS Cẩm Vũ từ 25-8-1969 đến 30-8-1979

Những nét cơ bản qua các năm học

Năm học 1969-1970 đồng chí Lê Cương làm trưởng phòng

Lãnh đạo xã đồng chí Uý làm bí thư

Đồng chí Ngự làm chủ tịch, đồng chí Kiên chủ nhiệm

  • Cơ sở vật chất cho dạy và học

Chưa có cơ sở riêng học ở đền Nghĩa Phú,mẫu giáo  Phú Lộc, nhà kho Hoàng Gia

Trường có 5 lớp :

 2 lớp 5 có 87 học sinh

2 lớp 6 có 91 học sinh

Trong đó có 1 lớp đưa từ Cẩm Định về - 1 lớp học nhờ Cẩm Định lớp 5

1 lớp 7 = 51 học sinh . Trường phả học 2 ca bàn ghế thiếu nhiều, 3 phòng học chỉ có 17  bộ bàn ghế học sinh sử dụng bnf không ghế và ngược lại. Đội ngũ giáo viên còn ở nhờ nhà dân. Văn phòng trường, hiệu trưởng hiệu phó ở nhờ nhà cụ Thức. Duy chỉ có  1 tử đứng và 1 bàn làm việc 2 giường con, giáo viên ở nhờ nhà chị Sáo và ở đây cũng là bếp ăn tự nấu của giáo viên

-Về phía Đảng rất quan tâm nhưng do điều kiện kinh tế lúc này rất khó khăn, dân 2/3 thiếu thốn không còn khả năng đóng góp xây dựng

-Chất lượng năm học:

Khối 7 có 2 học sinh được công nhận giỏi tỉnh (Văn là: Găng ở Phú Lộc, Toán là Kiên ở Nghĩa Phú)

Khối 6 giỏi huyện có: Tuyết – Tiền Phú Lộc

Đây là thời điểm “mùa thi nghiêm túc” của tỉnh trong lúc cả huyện có 6 trường : Tân Trường, Cẩm Đông, Cẩm Định, Thạch Lỗi, Kim Giang, Cẩ Phúc tốt nghiệp 0% thì Cẩm Vũ đỗ chính thức 21,7% đứng đầu huyện. Đây cũng là cơ sở để huyện  đặt nền xây dựng điểm (các lớp khác lên lớp đều đạt 95%)

Đội ngũ giáo viên gồm: Lê Văn Duật – Hiệu trưởng. Phạm Ngọc Cao – Hiệu phó

Giáo viên: Bùi Thị Liên, Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Mai, Vũ Thị Quy, Nguyễn Tất Ký. Tháng 1 năm 1970 về thêm cô Nguyễn Thị Kim

 

2 . Năm học 1970-1971 Được huyện chọn cho phép khôi phục cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xây dựng đơn vị tiên tiến. Lúc này mặc dù điều kiện khó khăn của xã đồng chí Uy bí thư , đồng chí Sung chủ tịch đã dự họp bàn bạc với lãnh đạo nhà trường huy động sức dân sức thầy trò tham gia lao động xây dựng trường mới. Năm học này trường đã về khu đất mới 2 phòng học, phòng hiệu trưởng hiệu phó ở và làm việc đã có 2 gian lớp học  ( phòng học xây luồn danh, phòng ở chát vách)

Nhưng thực tế cũng rất khó khăn về mọi mặt, cơ sở dùng đền Nghĩa Phú, nhà Uỷ ban xã bên trạm xá và trường mới.

Thường năm học này có 6 lớp: 2 lớp 5 ; 2 lớp 6 ; 2 lớp với đội ngũ giáo viên

HT: Lê Văn Duật ; HP: Bùi Hoãn

Giá viên: Quyền – Điển- Kiu- Lại- Đản- Ngành – Lý

Cơ sở vật chất cho dạy và học: bàn ghế học sinh 23 bộ. Nơi làm việc của nhà trường cũng chỉ có 1 bàn làm việc 2 tủ tập thể. Giữa học kì 1 toàn bộ giáo viên về ỏ khu đất mới ,  5 gian nhà rạ.

  • Chất lượng học sinh

Tốt nghiệp lớp 7 100%  , các khối lên lớp 7 (97%)

(2 lớp 7- 89 học sinh; 2 lớp 6 – 105 học sinh ; 2 lớp 5- 121 học sinh)

Công nhận giỏi tỉnh: Tuyết, Thái L7; Giỏi huyện: Dùng, Hiếu, Phong)

Trường được tỉnh xếp loại khá; đội ngũ giáo viên 7/9 đạt lao động tiên tiến.

Đây là năm học ghi nhận dấu ấn lũ lụt lúc vào hè là một khó khăn thử thách lớn cho năm học mới.

3. Năm  học 1971-1972

Đây là năm học gặp nhiều khó khăn vi lũ lụt , nước ứ đọng kéo dài , trường đang tập kết vậ liệu tre gỗ bị trôi , xi măng bị nước đóng mảng. Nhưng với quyết tâm cao của tập thể cấp uỷ và nhân dân trong xã đã cùng với nhà trường quyết tâm phấn đấu tốt lo cho nhiệm vụ năm học với các mục tiêu cụ thể. Hoàn thành dãy trường phá đông gần hội trường cũ, (nay là phân viện  huyện, quay lưng về phía Hoàng Gia)

Về phía nhà trường- Xây dựng thành công tủ sách- ươm rồng cây khu trường

-Duy trì số lượng nâng cao chất lượng

-Tăng cường hoạt động hội chữ thập đỏ phấn đấu là điển tích

Bàng việc làm và hành động thiết thực chỉ trong  ba tháng 9-10-11 năm 1971 dãy phòng học cấp 2 đã hoàn thành lợp ngói, dãy nhà giáo viên phía đông  của trường trông hướng nam  đã hoàn thành lợp cao su. Đường ra vào trường  và xung quanh  đã được đánh cây ươm trồng xanh tốt. Quang cảnh trường so với thời điểm năm 1971 đã là đơn vị được tỉnh huyện chú ý, Nói về số lượng, chất lượng học sinh vẫn được giữ vững. Đặc biệt là hội chữ thâp đỏ đã được tỉnh lấy làm điểm. tỉnh cử 2 bác sĩ Thái, Dũng thường xuyên về huấn luyện hội viên kịp thời trang bị thuốc, dụng cụ y tế cho hội. Giữa học kì 2 vào tháng 2 năm 1972 trường được cử đi báo cáo điển hình  của toàn tỉnh (hội nghị do đồng chí Thọ, đồng chí Đào uỷ ban tỉnh và ty nông nghiệp trực tiếp bồi dưỡng báo cáo viên) . Trường đã được uỷ ban tỉnh tặng bằng khen và thưởng, đồng  chí hiệu trưởng được tỉnh tặng bằng khen  và công nhận chiến sĩ thi đua về trồng cây, Đồng chí hiệu phó Bùi Hoãn, đồng chí Thiện, Đản giáo viên được công nhận thành viên xuất sắc được uỷ ban tỉnh tặng bằng khen và thưởng.

Công tác hội chữ thập đỏ trường cử học sinh đi hội thi đạt thành tích thứ 2 của tỉnh và là năm đầu được rung ương hội công nhận là đơn vị xuất sắc được tặng bằng khen và phần thưởng hiện vật. Kết thúc năm học:

Khối 7 có 3 lớp 114 học sinh thi đạt 100%

Khối 6 có 3 lớp 140 học sinh lên lớp đạt 97%

Khối 5 có 3 lớp 146 học sinh lên lớp 97%

Có em Dũng (văn), em Hiếu (toán) đạt giỏi tỉnh.

Trường được huyện công nhận đạt Tiến tiến (tỉnh chưa công nhận vì tử sách còn thiếu số lượng đầu sách so với quy định)

Tổng số giáo viên: HT Lê Văn Duật ;    HP là đồng chí Bùi Hữu Hoãn

Giáo viên: Nguyễn Thiện Đản, Nguyễn Xuân Ngành, Trần Thị Lý, Hoàng Thị Kiu, Vũ Thị Hoà, Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Trinh, Ngô Thị Hằng, Nguyễn Minh Quyền.

4. Từ năm học 1972-1973 đên 1978-1979

Cán bộ chủ chốt xã: Bí thư Nguyễn Văn Ngự

Chủ tịch: Phạm Văn Sung

Phía nhà trường: Hiệu trưởng Lê Văn Duật

Hiệu phó: Hồ Sĩ Xuân

Hiệu phó 2: Nguyễn Huy Lực

Năm 1972-1973 là năm đầu tiên Cẩm Vũ sát nhập cấp 1-2  đơn vị thí điểm của tỉnh chỉ đạo huyện Cẩm Giàng

Năm học 1977- 1978 và năm 1978- 1979  đồng chí Lực đi học, đồng chí Tạ Tâm và đồng chí Nguyễn Tiến Việt hiệu phó 1+2 về thay đồng chí Xuân xin nghỉ làm văn thư

Đội ngũ:

Năm 1972-1973

Đản, Loan (Cẩm Đông), Kiu, Thuần, Nguyên, Điều, Bằng, Trinh, Hoà, Nguyễn Liên

Học sinh có 9 lớp: 3 lớp 5 = 125 học sinh

3 lớp 6 = 121 học sinh có em Lan học sinh giỏi văn

3 lớp 7 = 109 học sinh có em Hằng giỏi văn tỉnh

Thi đạt 100% , chuyển lớp đạt 98%

Năm đầu được tỉnh công nhận đơn vị tiên tiến

Có 2 chiến sĩ thi đua là Lê Văn Duật và Nguyễn Huy Lực

Giáo viên dạy giỏi: Vũ Hảo Thuần, Thiện Đản

100% lao động tiên tiến

- Cơ sở vật chất: 5 phòng tập trung 47 bộ bàn ghế

- 5 gian nhà giáo viên ở 3 gian còn 2 gian làm văn phòng

Tủ sách được công nhận loại khá của Tỉnh, các phong trào khác đều tốt

Năm 1973-1974

 Gồm các thầy cô: Ngột, Điều, Đản, Loan, Kiu, Trinh, Hòa, Lộc, Vinh, Lư, Thiết

Năm học này là năm sôi nổi phấn đấu cao nhất điển hinhgf là toàn dân ủng hộ xây dựng tủ sách nhà trường. Nghĩa Phú có ông Phước tặng cuốn “ Bất Khuất”

Phú Lộc ông Thường tặng cuốn “truyền thống quân đội”. Hoàng Gia ông Liệu tặng cuốn “Lịch sử Đảng 1930-1945” đặc biệt ông Linh Phú Lộc tặng 1 tập ảnh 24 tấm về “truyền thống quân đội”

- Phong trào hoạt động hội chữ thaaph đỏ hoạt động sôi nổi, dụng cụ thuốc đã phát về các thôn điển hnhf về giúp đỡ học sinh khó khăn để tiếp tục đi học. Tinh thân dạy học vẫn duy trì tốt thi đỗ đạt 100% lên lớp đạt 98,3%. Có em Lan, Dịu đạt học sinh giỏi tỉnh.

- Cơ sở vật chất: Có văn phòng mới nằm trên nền văn phòng hiện nay. Có phòng làm việc của hiệu trưởng, phòng đồ dùng, phòng thư viện với 376 cuốn sách được công nhận

+ Trường tiên tiến xuất sắc năm thứ 2

+ Đạt tử sách Nguyễn Tất Thành

Có 1 chiến sĩ thi đua . Các đồng chí Ngột, Điều, Lực đạt giáo viên dạy giỏi

- Giáo dục chăm sóc con liệt sĩ điển hình của tỉnh được ủy ban tỉnh tặng bằng khen.

+ Cá nhân có cô Kiu, cô Lộc được ty Thương binh xã hội tặng khen

- Đời sống giáo viên ổn định cấy 3 sào ngoài triều tự lúa 2 thắng 15 ngày. Luowng thực vượt mức giao của huyện 15 ngày được huyện biểu dương, được tỉnh khen tặng.

Năm 1974- 1975

Năm học này thực sự được tỉnh, huyện quan tâm về cả đội ngũ giáo viên và cả thiết bị đồ dùng.

Giáo viên gồm 17 đồng chí: Lê Duật hiệu trưởng, Huy hiệu phó.

Phạm Thị Doanh (đại học sử), Nguyễn Thế Điều, Vũ Thị Vinh, Phạm Thị Lộc, Phạm Thị Trinh, Nguyễn Thị Khuyến, Hoàng Thị Thêu, Vũ Thị Mơ, Nguyễn Thị Yên, Phạm Thị Tính (10+3), Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thị Lư, Nguyễn Thị Thuyết, Nguyễn Thị Thành.

 Phòng đồ dùng được trên trang bị 2 hòm đồ nghề, 2 hòm dạy vật lý, máy đèn chiếu, tranh ảnh đủ phục vụ dạy.

 - Địa phương quan tâm trang bị đủ bàn ghế để giáo viên làm việc, có tủ đựng hồ sơ, bàn ghế đủ cho 5 phòng học sinh học, mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế. Có phòng bồi dưỡng học sinh. Chính vì vậy năm học này là năm dược mùa của học sinh giỏi trường Cẩm Vũ. Đội lớp 7 có 3 học sinh đạt giỏi tỉnh và trong đó có 1 học sinh được dự thi miền Bắc. Khối 6 có 5 em, khối 5 có 7 em đạt giỏi huyện (Cẩm Vũ lúc đo được là điểm để học sinh về dự học sinh giỏi huyện)

 Chất lượng thi đỗ đạt 100% và lên lớp đạt 98%

  • Tổng kết năm học: Các mặt hoạt động toàn diện đều mạnh.

+ Trường đạt: Tiên tiến xuất sắc. Được tỉnh tặng bằng khen, được tặng 1 xoong quân dụng. 12 xoong con nhỏ trang bị cho bếp ăn tập thể.

+ Cá nhân: có 2 chiến sĩ thi đua và 4 giáo viên dạy giỏi

+ Hội chữ thập đỏ: Được trung ương hội tặng bằng khen

Năm 1975-1976

HT Lê Văn Duật và Hiệu phó Nguyễn Huy Lực

Giáo viên: Nguyễn Thị Nhâm, Vũ Thị Vinh, Hoàng Thị Thêu, Hồ Thị Thơm, Vũ Thị Mơ, Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Tính, Nguyễn VĂn Quân, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thị Lộc, Nguyễn Thị Yên, Phạm Thị Lư, Nguyễn Thị Thuyết, Phạm Thị Trinh, Nguyễn Văn Ngột, Nguyễn Thế Điều, Nguyễn Thị Thành.

Cơ sở vật chất cho dạy và học ổn định, đầu năm học địa phương còn mua bổ sung cho 24 bộ mới, thuê xe chở từ thị xã Hưng Yên về, trường vẫn duy trì 9 lớp cấp 2

* Những nét điển hình của năm học

- Phát triển 1 đảng viên mới cho 3 giáo viên đi học đối tượng

Chi bộ được huyện công nhận là chi bộ mạnh

- Thi tốt nghiệp đạt 100% lên lớp 99% năm đầu nhà trường mở lớp dạy hè cho học sinh thi vào cấp 3 được huyện công nhận là xã đững thứ 3 của huyện Cẩm Giàng thi vào cấp 3 phổ thông.

- Tủ sách được công nhận đứng thứ 2 về phát triển phòng đọc và tuyên truyền sách. Có 3 học sinh đi thi đạt giải vè đọc của huyện

- Trường được coogn nhận tiến tiến xuất sắc năm thứu tư, có 2 chiến sĩ thi đua và 100% Lao động tiên tiến

- Là tổ công đoàn xuất sắc của tỉnh về phong trào trồng rau xanh chăn nuôi lợn, 60 kg rau xanh/ đầu người. Giáo viên về ăn Tết bình quân 7kg thịt lợn. Lại được địa phương cho 1 cặp bánh, nhìn chung đời sống giáo viên khá ổn định, yên tâm công tác.

Năm 1976-1977

Tổng số cán bộ giao viên gồm 17 đồng chí:

Lê Văn Dutaaj, Phạm Thị Oanh, Nguyễn Huy Lực, Nguyễn Thế Điều, Nguyễn Văn Ngột, Nguyễn Văn Quân, Hoàng Thị Kiu, Vũ Thị Mơ, Phạm Thị Trinh, Nguyễn Thị Quế, Hồ Thị Thơm, Nguyễn Thị Yên, Hoàng Thị Thuê, Phạm Thị Tính, Vũ Thị Liên, Nguyễn Thị Tâm.

  • Học sinh gồm 9 lớp: 3 lớp 5 = 151 học sinh

   + 3 lớp 6 = 147 học sinh

+ 3 lớp 7 = 121 học sinh

Tỉ lệ tốt nghiệp là 98%

Cơ sở vật chất ổn định như năm học trước

Mặt mạnh: Tổ chức tốt dạ hội văn toán được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng, trường đã đưa giáo viên xuống tìm hiểu thực tế hồi tưởng quay băng và chụp ảnh dựng lại cảnh chị Dậu tại quê hương Cẩm Vũ. 2 giáo viên được cử đi dạy áp dụng là đồng chí Yên và Ngột. kinh nghiệm  “gắn bài giảng với thực tế” đều đạt giải của huyện

Dự thi đồ dùng tự làm của Tỉnh đặt tại Tứ Kì trường có 2 đồ dùng đạt giả A “ Cây tre Việt Nam” và ảnh băng chị Dậu được tỉnh tặng khen và phần thưởng

Được huyện đề nghị Tỉnh công nhận là đơn vị bồi dưỡng giáo viên tốt cả về tư tưởng và chuyên môn trường cán bộ giáo viên tỉnh đã cử 2 giáo viên về 1 tháng để nghiên cứu. Hiệu trưởng được tỉnh cử về bồi đưỡng kinh nghiệm cho khóa đào tạo hiệu trưởng tại trường bồi dưỡng 2 ngày. Đặc biệt là đồng chí BÌnh, Tập. Đoàn kiểm tra của ty về 5 ngày. Qua kiểm tra đánh giá Cẩm Vũ không còn giáo viên giảng dạy yếu

Tổng kết năm học:

Trường được công nhận tiên tiến xuất sắc năm thứ 5

Được tỉnh tặng khen (đồng chí TRần Tạo chủ tích tỉnh kí)

Công đoàn xuất sắc 5 năm liền giữ vững đơn vị tiên tiến

- Các phong trào tổ chức đoàn thể đều được công nhận là tổ chức mạnh

Hội chữ thập đỏ được vinh dự đón đồng chí Trần Thị Đích tổng thư kí hội Việt Nam về thăm và tặng quà

Năm 1977-1978

Năm học này đồng chí Lực hiệu phó được đi học chuyên tu trên đã cử đồng chí Tâm hiệu phó về thay, đội ngũ giáo viên có sự thay đổi gồm các đồng chí: Trịnh Nghệ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Văn Ngột, Hoàng Thị Thêu, Vũ Thị Mơ, Phạm Thị Tính, Nguyễn Thị Ngoan, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thị Trinh, Nguyễn Thị Quế, Vũ Thị Liên, Nguyễn Văn Trung, Đào Văn Hiên.

Trường có 8 lớp (3 lớp 5; 3 lớp 6, 2 lớp 7)

Năm học này trường đạt trường tiên tiến, có 1 chiến sĩ thi đua, 13/15 giáo viên đạt danh hiệu tiên tiến. Thi tốt nghiệp lớp 7 đạt 96%  lên lớp 95%. Thi vào cấp 3 đứng thứ 2 của Huyện. Thày Tạ Tâm được công nhận giáo viên dạy Toán giỏi cấp tỉnh.

Các hoạt động của trường đều tốt đi vào chiều sâu, có bước đi vững chắc của 1 đơn vị đã dày dặn kinh nghiệm phấn đấu nhiều năm đạt thành tích cao.

Cuối năm học:

  • Trường được công nhận là đơn vị tiên tiến năm thứu 6
  • Được công đoàn Việt Nam công nhận là công đoàn mạnh toàn diện
  • Chi bộ đoàn thanh niên được công nhận  tốt.
  • Hội chứ thập đỏ vẫn là đơn vị điển hình của tỉnh hội Hải Dương
  • Cán bộ giáo viên có 1 chiến sĩ thi đua, 2 giáo viên giỏi và 100% giáo viên đạt danh hiệu Tiên tiến

Năm 1978-1979

Đội ngũ: Lê Văn Duật, Đào Văn Hiên. Trịnh Nghệ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Văn Ngột, Hoàng Thị Thêu, Vũ Thị Mơ, Phạm Thị Tính, Nguyễn Thị Ngoan, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thị Trinh, Nguyễn Thị Quế, Vũ Thị Liên, Nguyễn Văn Trung,

* Cơ sở vật chất

Có 5 phòng học bàn ghế đầy đủ có phòng làm việc họp hành nghỉ ngơi chu đáo cho cán bộ giáo viên. Có phòng tách riêng thư viện đồ dùng dạy học, tài liệu dụng cụ quý đều được hco vào tủ khóa. Trường đã có đầy đủ cơ sở để học sinh luyện tập thể dục thể thao phục vụ cho dạy  và học bàn bóng, bãi nhảy, vườn sinh vật

Xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung đủ trang bị cho học sinh mượn. có phòng đọc truyện cho các em ngoài giờ

Tuy cơ sở còn lợp tranh tre cao su nhưng với điều kiện lịch sử của những năm 1970 thì đây cũng là mơ ước lí tưởng

* Học sinh: Năm học này trường có 7 lớp. 3 lớp 5 – 2 lớp 6- 2 lớp 7

Chất lượng thi cuối năm lớp 7 đạt 100% các lớp khác lên lớp 96%

Trong năm học trường đã tổ chức tốt hội dạy hội học, phong trào “dạy gắn thực tế địa phương” được thực hiện đều khắp có kết quả cao: thày Nghệ, cô Thêu, thầy Ngột, Quân, cô Tính đều được đoàn kiểm tra của ty giáo dục biểu dương khen ngợi

Tổng kết năm học

          Trường đạt danh hiệu tiên tiến

          Công đoàn 5 tốt

          Có 1 chiến sĩ thi đua; 3 giáo viên dạy giỏi và 13/14 đạt LĐTT

Sang năm 1979-1980 thầy Thân chuyển về Cẩm Đông đồng chí Học làm HT mới trường cấp 2 Cẩm Vũ

 

 

 

 

Tình hình giáo dục cấp 2 Cẩm Vũ – từ tháng 12 -1979 đến 1981

Hiệu trưởng Nguyễn Văn Học

Tình  hình chung của địa phương

Kinh tế: Chủ yếu là lao động nông nghiệp, nghề phụ (rượu, nuôi lợn, chế biến nông sản) tuy vẫn duy trì nhưng không phát triển

Kinh doanh thương nghiệp lẻ tẻ, kém phát triển

Nền kinh tế trong cơ chế bao cấp

+ Chính trị:

Tương đối ổn định, sự hoạt động của các đoàn thể đã bắt đầu có biểu hiện rộng rãi, tổ chức hưu chí hoạt động mạnh, cơ chế quan liêu vẫn còn ở giai đoạn cuối

+ Tình hình xã hội

Phong trào quần chúng lúc đó hầu nhưu chỉ tập trung vào sản xuất, đời sống ít quan tâm tới chính trị xã hội. Một số ít tỏ chức có hoạt động chỉ xung quanh tình hình chính trị địa phương

 Thanh niên, phụ nữ chưa có phong trào mạnh

- Các biểu hiện khác của xã hội: tôn giáo sinh hoạt, văn hóa đời sống, pháp luật…. giác ngộ cưa cao, chưa có biểu hiện rõ nét.

- Dân chúng sống trong nếp chung “hợp tác xã”

- Trẻ em hư nhiều có nhiều tre em vi phạm pháp luật trong thời kì này: con ông Dĩ, con ông Phương, …

* Sự quan tâm của lãnh đạo với giáo dục

- Đảng bộ, lãnh đạo các cấp coi giáo dục là 1 hoạt động đầu việc bình thường của địa phương chưa phải là mặt mạnh, quân tâm yếu, trường sở thiếu thốn, dột nát, đội ngũ giáo viên không được vững vàng, học sinh hư nhiều

*Tình hình giáo dục chung

Năm 1979-1980-1981 là những năm giáo dục đang trong giai đoạn không ổn định giáo dục đạo đức qua những năm dài trong chiến tranh chưa coi trọng đứng mức, số học sinh đông, thanh thiếu niên ở nông thôn nhiều, hoạt động có tính tệ nạ tiêu cực khá nhiều trong lứa tuổi học sinh. Đay là tình trạng chung.

Tình hình giáo dục của cấp 2 Cẩm Vũ

- Trường cấp 2 Cẩm vũ được sát nhập thành trường PTCS trước năm 1979

- Trường cấp 2 Cẩm Vũ là một phân hiệu của trường PTCS trong trường tiểu học hiện nay

- Riêng cấp 2 đủ phòng học cho các lớp

Bàn ghế thiếu gãy nát nhiều phải đóng gông nhiều bàn lại với nhau , cửa sổ không cánh, nền không được nát gạch. Nhà ở cửa giáo viên bằng tranh tre, bão làm đổ, sau lại còn 4 phòng xây

Có 5 gian phòng xây từ năm 1979 đến 1980 được sử dụng

  • Lấy 1 phòng học ngăn đôi làm phòng đồ dùng- thư viện
  • Đất đai không được quy hoạch gọn gàng không được quy hoạch

Từ năm 1980 được lãnh đạo địa phương bắt đầu có chuyển biến về sự quan tâm tới giáo dục

Đảng bộ xã đã trồng hàng tre làm hàng rào cho trường nhân kỉ niệm 1-6-1981

Thầy cô giáo trồng được nhiều cây xanh bóng mát trong trường

  • Tổng số giáo viên lúc đó là

Hiệu phó: Phạm Xuân Hưu

Giáo viên: Các thầy, cô ( TÍnh, Tỉnh, Hòa, Lan, Thưm, Thêu, Thủy, Toàn, Ngột, Tưởng, Quân, Tâm)

 

Trình độ giáo viên 10+ 3 cao đẳng 8/10

Đại học: không

Trung học: 7/15

+ Năm 1979-1980 có 7 lớp khoảng 300 học sinh

+ Năm 1980-1981 có 8 lớp có khoảng 330 học sinh

Chất lượng: Văn hóa lên lớp chung của các khối lớp từ 75 đến 90 %. Thi tốt nghiệp đạt trên 80 %

Hạnh kiểm: Khá - tốt đạt trên 80%

Còn yếu : 4% khoagr từ 10-15 học sinh vào năm học 1979-1980

3% khoảng dưới 10 học sinh năm học 1980-1981

* Năm học 1979-1980-1981

- Đội ngú giáo viên được xây dựng và ổn định 1 số nền nếp, trong đó kỉ luật làm việc , giảng dạy đã có tiến bộ

- Bắt đầu thực hiện cơ chế “ thưởng chất lượng theo lũy tiến” quý thuwongr do nhà trường tự tạo từ quỹ lao động, một số giáo viên đã được thưởng qua các kì khảo sát

- Phong trào nhà trường vào loại khá

- Trước những năm 1979-1980 Cẩm Vũ được huyện coi là 1 trong những điểm nóng về giáo dục “đạo đức học sinh” . TÌnh trạng này đến năm 1980 vẫn còn, giảm dần và rõ nét từ năm 1981 trở lại về say này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vài nét về tình hình trường cấp 2 Cẩm Vũ

Giai đoạn 1980-1990

HIệu trưởng : Hoàng Hữu Triệu

Sinh năm : 1943

Về trường từ 6/9/1980 đến 9/1991

 

2. Cán bộ phòng : Nguyễn Thị Ái

                             Nguyễn Hữu …..

                             Trần Anh Quế

3. Tình hình kinh tế xã hội chính trị địa phương

Kinh tế: Bán công- nông – thương

  Tương đối năng động thích ứng nên vẫn đảm bảo đời sống bình thường xong rất chật vật chênh lệch giàu nghèo

Xã hội: đặc thù 3 thôn khác nhau nhận thức chênh lệch 1 bộ phận nguwoif dân giàu chiếm 15%

3 Chính trị địa phương

Nhìn chung xã hội tương đối…………….không có hiện tượng chống phá xong về cán bộ không được ổn định phát triển bình thường  hay bị thay đổi an ninh yên ổn

4. Sự quan tâm của Đảng chính quyền đoàn thể xã họi địa phương

- Sự quan tâm đảng chính quyền:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường THCS CẨM VŨ công bố nguồn Ngân sách được giao năm 2024. THông tin rộng rãi trên trang tin tức nhà trường, công khai trên bảng tin, triển khai tới toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 12 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải ... Cập nhật lúc : 15 giờ 32 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tác phẩm gồm 595 trang được in năm 2001 chắc chắn sẽ cho người đọc thán phục với cách viết văn cuốn hút, những mầu sắc thật của địa phương nơi ông sinh sống, những con người thuộc đủ tầng lớ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
“ Nghỉ hưu nhà giáo vấn say sưa Nét mực tươi nguyên chẳng nhạt mờ Xưa kiếm lời hay ghi giáo án Nay tìm ý đẹp viết trang thơ” ... Cập nhật lúc : 10 giờ 35 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm phát động phong trào đọc sách nhiều hơn trong thư viện và hướng tới hưởng ứng ngày 20/ 11/ 2023 ngày Nhà giáo Việt Nam. Trường THCS Cẩm Vũ xây dựng kế hoạch chi tiết tới học sinh trong ... Cập nhật lúc : 9 giờ 59 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại, một giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.Những tấm lòng cao cả được viế ... Cập nhật lúc : 14 giờ 18 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Kể từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Cẩm Bình, Cẩm Vũ nay đã có nhiều thay đổi. Ban thường vụ cẩm Vũ đã ban hành cuốn lịch sử đảng bộ xã Cẩm Vũ để nhân d ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Đây là cuốn sách tập hợp các bức thư, bài viết, bài nói, lời dạy... của Bác đối với Hải Dương và tình cảm của cán bộ nhân dân Hải Dương với Bác bằng những tư liệu, tác phẩm viết về Người. Cu ... Cập nhật lúc : 14 giờ 59 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh giá trị của sách và “văn hóa đọc” trong nhà trường, qua đó nâng cao nhận thứ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 53 phút - Ngày 28 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819