PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VŨ
Video hướng dẫn Đăng nhập

Công đoàn Việt Nam: lịch sử và phát triển.

Cùng với lịch sử phát triển của đất nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng có lịch sử riêng của mình cho thấy sự ra đời, trưởng thành, lớn mạnh của một tổ chức chính trị - xã hội. Điều lệ Công Đoàn Việt Nam được Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 30/7/2013 khẳng định: Công đoàn Việt Nam, tiền thân là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngược dòng thời gian cách đây 88 năm, tổ chức Công đoàn ra đời trong điều kiện hoàn cảnh, lịch sử cụ thể.

Từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ I (1897-1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1918-1930). Thời kỳ này, các đô thị và trung tâm công nghiệp cũng hình thành, có nơi tập trung hàng vạn người. Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh. Từ đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại thành tổ chức như các hội: Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội… Đó là những tổ chức công đoàn sơ khai và có ở nhiều nơi.

Công hội Ba Son do bác Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Song, Công hội này tồn tại trong thời gian ngắn và chưa có chính cương, điều lệ.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (đoàn viên công đoàn đầu tiên của Việt Nam khi Người gia nhập công đoàn Kim khí quận 17 Paris - Pháp năm 1919) là người đã đặt nền móng, xây dựng cơ sở lý luận và tổ chức cho sự ra đời tổ chức Công hội cách mạng ở Việt Nam mà cho đến nay những lời chỉ dẫn của Người vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động công đoàn. Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức, tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn đặt cơ sở lý luận và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam

Trong tác phẩm: “Đường cách mệnh”, xuất bản năm 1927 Người viết“Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Có thể nói trên bước đường đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm rất sớm tới tổ chức quần chúng của giai cấp Công nhân. Quá trình Người chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập một chính Đảng vô sản cũng là quá trình Người xây dựng cơ sở lý luận và biện pháp tổ chức Công đoàn cách mạng.

Từ những năm 1925-1928 nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội chủ trương thực hiện vô sản hóa thì phong trào đấu tranh của Công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội lên một bước mới cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động.

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của Công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức, một Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập, tự do. Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội; tiếp đến ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời. Đông Dương cộng sản Đảng giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên lâm thời phụ trách công tác công vận của Đảng triệu tập đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ. Sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động.  

Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn: Công Hội đỏ (1929- 1935); Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 - 1939); Hội Công nhân Phản Đế (1939 - 1941); Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1945); Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 - 1961); Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988); Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1988 đến nay).

Công đoàn Việt Nam là công đoàn cách mạng. Tính cách mạng thể hiện ở chỗ ngoài việc tập hợp, đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động, Công đoàn Việt Nam còn đấu tranh vì quyền lợi dân tộc và giai cấp. Lịch sử 88 năm xây dựng và trưởng thành của Công đoàn Việt Nam đã khẳng định điều đó. Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tôn trọng vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

....Sưu tầm ...


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường THCS CẨM VŨ công bố nguồn Ngân sách được giao năm 2024. THông tin rộng rãi trên trang tin tức nhà trường, công khai trên bảng tin, triển khai tới toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 12 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải ... Cập nhật lúc : 15 giờ 32 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tác phẩm gồm 595 trang được in năm 2001 chắc chắn sẽ cho người đọc thán phục với cách viết văn cuốn hút, những mầu sắc thật của địa phương nơi ông sinh sống, những con người thuộc đủ tầng lớ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
“ Nghỉ hưu nhà giáo vấn say sưa Nét mực tươi nguyên chẳng nhạt mờ Xưa kiếm lời hay ghi giáo án Nay tìm ý đẹp viết trang thơ” ... Cập nhật lúc : 10 giờ 35 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm phát động phong trào đọc sách nhiều hơn trong thư viện và hướng tới hưởng ứng ngày 20/ 11/ 2023 ngày Nhà giáo Việt Nam. Trường THCS Cẩm Vũ xây dựng kế hoạch chi tiết tới học sinh trong ... Cập nhật lúc : 9 giờ 59 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại, một giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.Những tấm lòng cao cả được viế ... Cập nhật lúc : 14 giờ 18 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Kể từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Cẩm Bình, Cẩm Vũ nay đã có nhiều thay đổi. Ban thường vụ cẩm Vũ đã ban hành cuốn lịch sử đảng bộ xã Cẩm Vũ để nhân d ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Đây là cuốn sách tập hợp các bức thư, bài viết, bài nói, lời dạy... của Bác đối với Hải Dương và tình cảm của cán bộ nhân dân Hải Dương với Bác bằng những tư liệu, tác phẩm viết về Người. Cu ... Cập nhật lúc : 14 giờ 59 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh giá trị của sách và “văn hóa đọc” trong nhà trường, qua đó nâng cao nhận thứ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 53 phút - Ngày 28 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819