PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VŨ
Video hướng dẫn Đăng nhập

Chủ điểm tháng 4: theo KH chào mừng Ngày sách Việt Nam lần 9 cùng tìm hiểu về Hải Dương

Hải Dương là tên gọi chính thức từ năm 1946 (Ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về) là một địa phương có nền văn hóa lâu đời, thuộc trung tâm đồng bằng bắc Bộ là miền đất đã sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như: Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lưỡng Quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại danh y Tuệ Tĩnh,... Lịch sử phát triển nghìn năm để lại cho vùng đất này những giá trị vô cùng quý giá. Là địa bàn phát triển kinh tế các tỉnh phía bắc. Với diện tích 1660.9km2.

Là vùng đất được hình thành trong thời đồ đá cùng với diễn biến thăng trầm của đất nước cũng có những tên gọi khác nhau. Lúc đầu là một bộ phận thuộc Dương Tuyền (thời Hùng Vương), Giao Chỉ, Giao Châu, sau trở thành Nam Sách lộ, Hồng Lộ, Hồng Châu, Nam Sách Châu cuối thê kỉ XVI. Thừa Tuyên, Hải Dương năm quang Thuận thứ 10- 1946. Tận tới năm 1831 tỉnh Hải Dương chính thức thành lập bao gồm:

+ Phủ Thượng Hồng có các huyện: Ðường Hào, Dương Yên, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo.

+ Phủ Nam Sách có các huyện: Nam Sách, Chí Linh, Thanh Hà, Tiên Lãng.

+ Phủ Kinh Môn có các huyện: Giáp Sơn, Ðông Triều, Thuỷ Ðường, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, An Dương.

Năm 1887, huyện An Dương, An Lão và một phần đất của huyện Thuỷ Ðường được tách ra, thành lập tỉnh Hải Phòng. Năm 1889, cắt toàn bộ huyện Thuỷ Ðường và năm 1893 cắt tiếp huyện Tiên Lãng cùng một phần đất huyện Kim Thành, Kinh Môn về Hải Phòng.

Năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để tiện cho việc chỉ đạo, chỉ huy tác chiến, các huyện Ðông Triều, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn chuyển về tỉnh Hồng Quảng. Năm 1954, các huyện trên lại chuyển về tỉnh Hải Dương. Năm 1960, huyện Ðông Triều được cắt hẳn về Hồng Quảng và huyện Vĩnh Bảo cũng cắt về tỉnh Kiến An.

Từ năm 1960 trở đi, tỉnh Hải Dương có các huyện: Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Chí Linh và thị xã Hải Dương.

Tháng 3-1968, theo Nghị quyết số 504/NQ-TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Hải Dương hợp nhất với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Toàn tỉnh lúc này có 20 huyện và 2 thị xã, tỉnh lỵ là thị xã Hải Dương.

Tháng 4-1979, huyện Gia Lộc hợp nhất với huyện Tứ Kỳ thành huyện Tứ Lộc; huyện Thanh Miện hợp nhất với huyện Ninh Giang thành huyện Ninh Thanh; huyện Cẩm Giàng hợp nhất với huyện Bình Giang thành huyện Cẩm Bình.

Tháng 4-1979, huyện Nam Sách hợp nhất với huyện Thanh Hà thành huyện Nam Thanh; huyện Kinh Môn hợp nhất với huyện Kim Thành thành huyện Kim Môn.

Tháng 6-1996, huyện Ninh Thanh và Tứ Lộc tách ra thành các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Gia Lộc.

Tháng 1-1997, tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, tỉnh lỵ tỉnh Hải Dương là thị xã Hải Dương.

Tháng 4-1997, huyện Cẩm Bình tách thành 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang; huyện Kim Môn tách thành 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn; huyện Nam Thanh tách thành 2 huyện Nam Sách và Thanh Hà.

Tháng 8-1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/NÐ-CP nâng cấp thị xã Hải Dương thành thành phố Hải Dương. Như vậy, từ năm 1997 đến nay, tỉnh Hải Dương có 11 huyện là: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn, Chí Linh và thành phố Hải Dương.

Sơ lược lịch sử Hải Dương

Là một tỉnh thuộc vùng Ðồng bằng sông Hồng, có thời là một trong "tứ trấn" bảo vệ kinh thành Thăng Long, Hải Dương đã trải qua mọi biến động của lịch sử đất nước. Lịch sử của tỉnh cũng là lịch sử của những chiến công hào hùng.

Năm 905, Khúc Thừa Dụ, người làng Cúc Bồ (huyện Ninh Giang) đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền cai trị của phong kiến phương Bắc, giành quyền tự chủ cho dân tộc.

Thế kỷ XIII, khi vó ngựa Nguyên - Mông xâm lược nước ta, tại bến Bình Than (nay thuộc địa phận huyện Nam Sách), vua Trần Nhân Tông đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của các vương hầu, bách quan bàn kế sách đánh giặc (lịch sử gọi cuộc họp này là Hội nghị Bình Than).

Tháng 5-1285, quân Nguyên - Mông bị quan quân nhà Trần đánh tan tác, tướng giặc là Toa Ðô bị chém chết. Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đuổi theo đánh úp tướng Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Ngày 10-6-1285, chiến thắng Vạn Kiếp tiêu diệt quá nửa quân Nguyên - Mông. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn sang biên giới. Năm 1287, nhà Nguyên lại sai Trấn Nam Vương Thoát Hoan sang xâm lược nước ta. Quân Nguyên hội quân ở sông Bạch Ðằng đón thuyền lương, bị Hưng Ðạo Vương đánh bại. Tháng 4-1288, Thoát Hoan đem tàn quân chạy theo đường bộ về Vạn Kiếp lên biên giới.

Năm 1873, quân Pháp bắt đầu xâm lược Hải Dương, nhưng đã phải thua chạy trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hải Dương. Phải 10 năm sau (năm 1883), quân Pháp mới quay lại và chiếm đóng Hải Dương. Phong trào kháng Pháp phát triển rầm rộ, lan rộng trong toàn tỉnh. Tên công sứ Pháp ở Hải Dương đã phải thú nhận: "Sau cuộc xâm lăng, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt cho chiến thắng".

Ðầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản dấy lên mạnh mẽ ở Hải Dương. Ðiển hình là phong trào Ðông Du, Ðông Kinh Nghĩa Thục (1905 - 1907); phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh (1925 - 1926). Năm 1928 - 1930, tổ chức Việt Nam Quốc dân Ðảng đã gây dựng cơ sở ở thị xã Hải Dương và các huyện Vĩnh Bảo, Kim Thành, Nam Sách, Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ðông Triều. Ngày 15-2-1930, tại làng Cổ Am (Vĩnh Bảo) đã nổ ra cuộc khởi nghĩa, quân khởi nghĩa đã kéo vào cướp huyện đường, giết chết tri huyện Hoàng Gia Mô. Mặc dù sau đó, làng Cổ Am bị dìm trong bể máu, nhưng cuộc khởi nghĩa là minh chứng cho tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh bất khuất của nhân dân Hải Dương.

Từ năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng, nhân dân Hải Dương đã kiên cường bất khuất cùng cả nước đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) và tiến hành 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975) đi đến thắng lợi cuối cùng.

Kiêu hãnh, oai hùng với những chiến công vang dội trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm cùng truyền thống ngàn năm văn hiến, Hải Dương hôm nay đang khẳng định vị thế bằng những "bước chân Thánh Gióng" trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Hải Dương đang nỗ lực không ngừng để vươn lên hoà nhịp cùng sự đổi thay từng ngày, từng giờ của đất nước, phát huy truyền thống của một vùng đất giàu đẹp, văn hiến và anh hùng.

Nguồn St


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 11 tháng 3 năm 1974, giải thể xã Cẩm Sơn cũ (nằm ngoài đê sông Thái Bình), địa bàn sáp nhập vào xã Thái Tân (huyện Nam Sách) và hai xã Đức Chính, Cẩm Vân (huyện Cẩm Giàng); thành lập xã ... Cập nhật lúc : 8 giờ 54 phút - Ngày 12 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS CẨM VŨ công bố nguồn Ngân sách được giao năm 2024. THông tin rộng rãi trên trang tin tức nhà trường, công khai trên bảng tin, triển khai tới toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 12 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải ... Cập nhật lúc : 15 giờ 32 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tác phẩm gồm 595 trang được in năm 2001 chắc chắn sẽ cho người đọc thán phục với cách viết văn cuốn hút, những mầu sắc thật của địa phương nơi ông sinh sống, những con người thuộc đủ tầng lớ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
“ Nghỉ hưu nhà giáo vấn say sưa Nét mực tươi nguyên chẳng nhạt mờ Xưa kiếm lời hay ghi giáo án Nay tìm ý đẹp viết trang thơ” ... Cập nhật lúc : 10 giờ 35 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm phát động phong trào đọc sách nhiều hơn trong thư viện và hướng tới hưởng ứng ngày 20/ 11/ 2023 ngày Nhà giáo Việt Nam. Trường THCS Cẩm Vũ xây dựng kế hoạch chi tiết tới học sinh trong ... Cập nhật lúc : 9 giờ 59 phút - Ngày 26 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại, một giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.Những tấm lòng cao cả được viế ... Cập nhật lúc : 14 giờ 18 phút - Ngày 6 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Kể từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Cẩm Bình, Cẩm Vũ nay đã có nhiều thay đổi. Ban thường vụ cẩm Vũ đã ban hành cuốn lịch sử đảng bộ xã Cẩm Vũ để nhân d ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Đây là cuốn sách tập hợp các bức thư, bài viết, bài nói, lời dạy... của Bác đối với Hải Dương và tình cảm của cán bộ nhân dân Hải Dương với Bác bằng những tư liệu, tác phẩm viết về Người. Cu ... Cập nhật lúc : 14 giờ 59 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819